Làm trang trại gà thường gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn đặc biệt là khi gà bị bệnh. Nếu là bệnh lây truyền thực sự bà con phải lưu ý. Chúng tôi đưa thêm thông tin về bệnh khô chân ở gà để bà con thêm kinh nghiệm khi làm trang trại. Gà bị khô chân có thể gọi là một dạng bệnh hoặc cũng có thể coi đó là triệu trứng của một bệnh nào đó bởi khi gà bị nhiễm bệnh sẽ dẫn tới bỏ ăn, mất nước, gầy gò, tất nhiên là chân và cơ sẽ teo đi, co quắp lại. Do vậy khi người chăn nuôi gặp trường hợp gà bị khô chân thì nên tìm hiểu kỹ thêm các hiện tượng khác như thế nào để chuẩn đó nó thuộc bệnh nào trong các loại bệnh ở gà mà chúng tôi đã thống kê ở đây.
Gà bị khô chân thường xảy ra vào hai giai đoạn chính là khi mới nuôi từ lúc nở và khi gà đã được trên 1kg trọng lượng. Khi gà mới nuôi từ lúc nở từ máy ấp trứng hoặc gà mẹ ấp sẽ ít khi gặp phải trường hợp gà bị khô chân bởi lúc này gà con ít bị mắc bệnh, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp bị như vậy. Gà trưởng thành thường sẽ mắc nhiều loại bệnh đều có triệu trứng bị khô chân như bệnh new, bệnh thương hàn, ỉa chảy mất nước….chúng ta sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
Gà bị khô chân khi mới nuôi từ lúc nhỏ
Có nhiều trường hợp gà con bị khô chân được ghi nhận trong quá trình chăn nuôi mà người chăn nuôi đã phản hồi đến chúng tôi, tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ thì chưa phát hiện ra bệnh gì. Tuy nhiên những trường hợp này đều có đặc điểm chung là mật độ úm gà con đông, cung cấp thiếu nước, máng nước khó uống đối với gà con. Nên có thể nguyên nhân thiếu nước dẫn tới gà con bị khô chân.
Khi gặp trường hợp này mà các bạn không thấy biểu hiện của bệnh gì khác ở gà con thì có thể do thiếu nước uống, nếu thấy một số con uống nước theo kiểu rất khát thì nên chú ý bố trí lại mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi chuồng úm, bố trí lại máng uống cho hợp lý hơn. Vào mùa khô, nắng nóng cần tăng thêm độ ẩm trong chuồng nuôi bằng cách sử dụng vòi xịt tạo hơi nước, giữ cho gà không bị mất nước nhanh.
Gà bị khô chân khi trưởng thành
Khi gà trưởng thành trên 1kg và có triệu trứng bị khô chân thì người chăn nuôi cần chú ý đến vấn đề gà đang bị mất nước. Rất có thể gà đang mắc bệnh gì đó mới dẫn tới khô chân, và bệnh này gây mất nước ở gà. Một số bệnh có thể liên quan tới là bệnh thương hàn (ỉa chảy gây mất nước), bệnh newcastle (bệnh gà rù), …
Người chăn nuôi cần chú ý đến các triệu khác kèm theo như gà có ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy phân trắng, xù lông hay không. Bởi từ đó mới chuẩn đoán gà bị bệnh gì mới có thể chữa đúng bệnh. Tránh tình trạng chỉ tập trung vào một triệu trứng mà bỏ qua các triệu trứng khác sẽ dẫn tới xử lý không đúng bệnh, gà càng nhanh chết.
Cách chữa trị gà bị khô chân
Như tôi đã trình bày ở trên, nếu gà con bị khô chân thì chỉ cần xem lại cách chăm sóc gà con, cho uống đủ nước là được. Còn với gà to thì phải xem xét đầy đủ các triệu trứng kèm theo để phát hiện đúng bệnh.
Trước tiên cần phải cách ly những con có triệu trứng của bệnh (bệnh gì cũng phải cách ly) để tiện theo dõi và trữa trị.
Cần làm vệ sinh tổng thể chuồng trại, dọn sạch chất độn cũ, khử trùng chuồng nuôi và sử dụng chất độn mới.
Cho những con khỏe mạnh ăn uống đầy đủ, sử dụng kháng sinh Enroseptyl-L.A và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà.
Những con gà có triệu trứng lạ cần theo dõi kỹ hơn, sử dụng kháng sinh và chất điện giải giúp gà khỏe mạnh hơn.
Dùng Dizavit-plus, 2g/1 lít nước, liên tục 5 ngày đêm. Kết hợp cho uống một trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col (1g/1 lít nước uống) hoặc Pharcolivet (10g/2,5 lít nước uống), liên tục 5 ngày đêm để khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
Khi bệnh có xu hướng nặng hơn thì cần ghi lại tất cả các triệu trứng khác để chữa bệnh phù hợp vì chân khô chỉ là một triệu trứng nhỏ của bệnh khác.
Tìm hiểu thêm các loại bệnh khác để có thêm kiến thức chăn nuôi, phát hiện đúng bệnh mới chữa khỏi bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét