This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Nghiên cứu mô hình nuôi gà thả vườn thay đổi đời sống của bà con

Gà thả vườn là cách nuôi truyền thống của người dân Việt Nam ta, tuy nhiên để nuôi gà thả vườn có lợi nhuận kinh tế cao và làm giàu được lại là một vấn đề lớn. Hôm nay chúng tôi muốn hướng dẫn bà con cách chăn gà thả vườn nhưng có thể làm giàu cho bà con.
Mô hình nuôi gà thả vườn thường mang đến gà với chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của người sử dụng. Tuy nhiên, để có thể thành công với hình thức chăn nuôi này, bạn cần chú ý đến một vài yếu tố dưới đây.



1. Quan tâm đến điều kiện nuôi

Với mô hình gà thả vườn, trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chuẩn bị một số điều kiện vật chất như chuồng nuôi, thức ăn, thuốc cần thiết….
– Về điều kiện chuồng nuôi: Bạn nên thiết kế sao cho đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng phải cao, có khả năng thoát nước khi làm vệ sinh. Sau đó, bạn nên rải trấy, rơm vào nền chuồng để gà được giữ ấm.

Khi xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, chuồng cần phải xây ở chỗ cao, theo hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất bởi đây sẽ là nơi tránh mưa nắng và ngủ đêm cho gà. Chuồng nên có mật độ ít nhất 1 con/m2.

– Về điều kiện chăn thả: Bạn có thể thả gà trong vườn rộng. Nếu vườn còn trồng trọt một số loại cây trồng, bạn nên quây riêng khu vực nuôi để đảm bảo gà không phá hoại rau màu.

– Máng ăn, máng uống: Với mô hình gà thả vườn, máng ăn và máng uống có thể được đặt ở góc vườn. Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế thêm máng ăn treo ở chuồng, giúp cung cấp thức ăn cho gà trong những ngày điều kiện thời tiết xấu.



2. Chọn giống gà
Mô hình gà thả vườn không kén chọn giống kỹ như mô hình nuôi công nghiệp. Nếu có ý định nuôi gà thịt, bạn hãy lựa chọn các giống gà như Tam Hoàng, gà Tàu vàng, gà Đông Cảo, gà Nòi, gà Lương Phượng.

Với một số gia đình muốn nuôi gà lấy trứng thì lựa chọn hàng đầu sẽ là gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….

Khi chọn mua gà con, bạn nên chọn gà với kích thước càng đồng đều càng tốt. Đó phải là những con nhanh nhẹn, mắt sàng, chân to. Ngược lại, gà con khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân,… đều là những lựa chọn không tốt.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng
Khi chọn gà để nuôi theo mô hình gà thả vườn, bạn nên bắt gà vào những thời điểm như sáng sớm hoặc chiều mát. Tùy vào gà lớn hay bé mà các bạn có cách chăm sóc sao cho phù hợp.

Với gà còn quá nhỏ, bạn không nên thả vườn ngay, thay vào đó hãy cho gà vào chuồng úm, ăn tấm nấu hoặc tấm bắp nhuyễn cũng như cho gà uống thêm nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C. Sau đó, khi gà lớn hơn, bạn có thể thả gà để gà tự tìm kiếm thức ăn.


4. Thức ăn cho gà
Đối với mô hình gà thả vườn, bạn chỉ cần cho gà ăn thêm rau xanh bởi vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng, chúng sẽ tự mình tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể. Điều đặc biệt là bạn cần cho gà uống nước sạch và cung cấp đầy đủ nước.

5. Vệ sinh phòng bệnh
Để gà khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp cho gà nguồn thức ăn tốt, nước sạch. Nếu gà có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần cho gà uống thuốc để tránh lây lan.



Các biện pháp phòng bệnh cho gia súc và gia cầm mùa mưa bão

Việt Nam có 4 mùa rõ rệt ở miền Bắc và 2 mùa mưa nắng ở Miền Nam nên việc chuẩn bị các biện pháp phòng tránh cho gia cầm vào mùa mưa bão là cực kỳ quan trọng.

Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc, gia cầm; đồng thời khi mưa to, có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Chuồng nuôi phải chắc chắn, chống dột, ngập lụt, có tấm che chắn mưa gió để bảo vệ gia súc, gia cầm khi mưa to, gió lớn; phù hợp với số lượng, đặc tính, lứa tuổi gia súc, gia cầm. Ở những vùng đất trũng, nền chuồng phải làm cao để tránh ngập úng.



CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO GIA SÚC, GIA CẦM TRONG MÙA MƯA BÃO

Khi gió lớn, những cơn gió giật có thể gây đổ nhà, chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy, chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của ngoại cảnh và sự đe dọa của bệnh dịch là rất cần thiết, người nuôi cần thực hiện tốt một số công việc sau đây:
Chuồng trại

Vị trí chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách các chuồng nuôi khác, cách xa khu đông dân càng xa càng tốt nhằm hạn chế nguy cơ truyền lây dịch bệnh cho con người cũng như vật nuôi. Chuồng nuôi nên xây dựng xa vùng lũ quét.

Chuồng nuôi phải chắc chắn, chống dột, ngập lụt, có tấm che chắn mưa gió để bảo vệ gia súc, gia cầm khi mưa to, gió lớn; phù hợp với số lượng, đặc tính, lứa tuổi gia súc, gia cầm. Ở những vùng đất trũng, nền chuồng phải làm cao để tránh ngập úng.

Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt.

Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi gia súc, gia cầm.

Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh viện…



Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm

Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm để tăng sức khỏe, giúp chúng có đủ khả năng chống lại các tác động bất lợi, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm.

Đảm bảo nguồn thức ăn: cây cỏ là nguồn thức ăn chính cho gia súc ăn cỏ, khi mưa bão, cây cỏ dễ bị ngập, đổ và chết vì vậy cần chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh, có thể phơi khô, ủ chua cỏ hoặc thân cây bắp để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa mưa bão. Đặc biệt nên lưu ý cung cấp nguồn thức ăn tinh cho gia súc để chúng có thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết có thể chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi. Với thức ăn, cần cung cấp đủ lượng và chất, thức ăn cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.

Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm

– Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm: thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi gia súc, gia cầm để diệt mầm bệnh có trong môi trường.

Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi.

– Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin.

– Bổ sung các loại vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa cho gia súc, gia cầm khi thời tiết bất lợi.

– Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt dễ nhận biết những bất thường vào sáng sớm thông qua:

+ Lắng nghe: để phát hiện được những âm thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh hằng ngày.

+ Quan sát trạng thái vật nuôi để phát hiện những bất thường như uể oải, ủ rũ hoặc hung hăng; kiểm tra trạng thái phân, nước tiểu; đồng thời kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm.

+ Ngửi: Nhận ra có mùi nặng hay sự kém thông thoáng… giúp chúng ta biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm.

– Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra xung quanh.


Cách nhận biết và điều trị bệnh liệt chân ở gà

Gà có rất nhiều căn bệnh di truyền lạ vì vậy bà con cần lưu ý trong quá trình chăn nuôi và ấp trứng. Bệnh gà bị liệt chân là một trong những triệu trứng rất phổ biến trong chăn nuôi gà, hậu quả của bệnh rất nặng nề với đàn gà, chúng thường bị liệt chân, xã cánh, tiêu chảy, dần dần gầy ốm và chết. Thời kỳ phát bệnh thường từ 12 đến 20 tuần tuổi nếu là bệnh Marek hoặc thời gian bất kỳ khi gặp những bệnh khác, để kiểm soát tốt bệnh dịch cần phải hiểu những nguyên tắc cơ bản để phòng tránh và điều trị kịp thời khi gà mới bắt đầu bị bệnh.


Nếu chỉ đơn giản là gà bị liệt chân thì có thể gà của bạn đang bị một loại bệnh nào đó mà không phải bệnh Marek vì nhiều người chăn nuôi dễ cho rằng gà bị liệt chân là bệnh marek. Tất nhiên, bệnh marek cũng gây ra hiện tượng gà bị liệt chân nhưng kèm theo một số biểu hiện như xã cánh, tiêu chảy, liệt một bên chân, ủ rũ, gầy…ngoài ra một số bệnh khác cũng gây ra hiện tượng liệt chân như tình trạng gà thiếu canxi, gà ấp nở kém nên bị liệt chân, gà phát triển quá nhanh như gà công nghiệp cũng bị liệt chân…nên chúng ta phải xem xét từng trường hợp cụ thể mới có thể biết gà bị bệnh gì để chữa khỏi khi chọn đúng thuốc.
Bệnh gà bị liệt chân thuộc trường hợp nào dưới đây

Gà bị liệt chân do thiếu canxi
Hiện tượng này xảy ra trong thời gian từ 2-4 tuần tuổi, giai đoạn này gà đang trong thời gian nuôi gột sau khi mới nở, gà còn yếu, sức khỏe kém nên dễ mắc nhiều chứng bệnh nếu chăm sóc không tốt. Gà bị liệt chân trong giai đoạn này thường do tình trạng thiếu canxi gây ra. Thời kỳ này gà con thường ăn cám công nghiệp nên tăng trọng lượng rất nhanh mà hàm lượng canxi trong cám thấp dẫn đến hệ thống khung xương gà kém, do đó sẽ dẫn tới hiện tượng yếu chân, liệt chân, ăn uống ít dần và chết. Để khắc phục vấn đề này, các bạn cần mua dung dịch canxi về nhỏ trực tiếp cho gà mới bị yếu chân, hoặc nhỏ vào nước uống để phòng bệnh. Nên sử dụng cả bột canxi để trộn với thức ăn cho gà, phòng bệnh thiếu canxi ở gà cũng là rất cần thiết vì thức ăn công nghiệp hiện nay đều nhiều đạm và thiếu canxi.

Gà bị liệt chân do bị bệnh Marek

Bệnh marek là một trong những bệnh rất phổ biến ở gà và thường xuất hiện bệnh khi gà nuôi được 12-20 tuần tuổi, thời tiết thay đổi. Triệu trứng của bệnh marek gồm các biểu hiện như liệt chân, một chân đưa về trước và một chân đưa về sau, cánh và cổ cũng bị liệt, bị tiêu chảy…Để phòng bệnh này, người chăn nuôi phải vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, sử dụng thuốc khử trùng để vệ sinh chuồng trại, tăng cường vitaminC khi thời tiết thay đổi, tiêm vaccin phòng bệnh marek, thuốc đặc trị bệnh marek hiện nay chưa có nên người chăn nuôi cần phải thực tiện tốt phòng bệnh.
Gà bị liệt chân do ấp nở kém

Gà ấp nở kém hoặc có nhiều mầm bệnh trong trứng cũng dẫn tới hiện tượng này, gà nở ra chân co quắp không đi lại được và dẫn tới bị liệt. Trường hợp này xảy ra thì các bạn cần xem xét lại chất lượng của trứng và chất lượng gà bố mẹ để đảm bảo nguồn trứng luôn sạch bệnh.

 Ngoài ra trong một số bệnh khác cũng có biểu hiện gà bị liệt chân như bệnh newcastle (bệnh dịch tả ở gà) vậy nên chúng ta phải xem xét trong những trường hợp cụ thể để phân tích bệnh. Trong các bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin về bệnh ở gà để các bạn có thêm kinh nghiệm chăn nuôi tốt hơn.
Gà bị liệt chân trong giai đoạn đẻ trứng

Gà bị liệt chân trong giai đoạn đẻ trứng cũng thường xảy ra với các trang trại nuôi quy mô lấy trứng lớn, gà đẻ trứng thường mất canxi nhiều nên nếu thức ăn không đủ canxi bổ xung sẽ dẫn tới việc gà bị yếu chân. Vì vậy trong thức ăn cho gà đẻ cần bổ xung hàm lượng canxi cao để giúp gà luôn khỏe mạnh, vỏ trứng dày cứng hơn.

Tìm hiểu thêm về bệnh khô chân ở gà và cách chữa trị

Làm trang trại gà thường gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn đặc biệt là khi gà bị bệnh. Nếu là bệnh lây truyền thực sự bà con phải lưu ý. Chúng tôi đưa thêm thông tin về bệnh khô chân ở gà để bà con thêm kinh nghiệm khi làm trang trại. Gà bị khô chân có thể gọi là một dạng bệnh hoặc cũng có thể coi đó là triệu trứng của một bệnh nào đó bởi khi gà bị nhiễm bệnh sẽ dẫn tới bỏ ăn, mất nước, gầy gò, tất nhiên là chân và cơ sẽ teo đi, co quắp lại. Do vậy khi người chăn nuôi gặp trường hợp gà bị khô chân thì nên tìm hiểu kỹ thêm các hiện tượng khác như thế nào để chuẩn đó nó thuộc bệnh nào trong các loại bệnh ở gà mà chúng tôi đã thống kê ở đây.


Gà bị khô chân thường xảy ra vào hai giai đoạn chính là khi mới nuôi từ lúc nở và khi gà đã được trên 1kg trọng lượng. Khi gà mới nuôi từ lúc nở từ máy ấp trứng hoặc gà mẹ ấp sẽ ít khi gặp phải trường hợp gà bị khô chân bởi lúc này gà con ít bị mắc bệnh, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp bị như vậy. Gà trưởng thành thường sẽ mắc nhiều loại bệnh đều có triệu trứng bị khô chân như bệnh new, bệnh thương hàn, ỉa chảy mất nước….chúng ta sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.

Gà bị khô chân khi mới nuôi từ lúc nhỏ
Có nhiều trường hợp gà con bị khô chân được ghi nhận trong quá trình chăn nuôi mà người chăn nuôi đã phản hồi đến chúng tôi, tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ thì chưa phát hiện ra bệnh gì. Tuy nhiên những trường hợp này đều có đặc điểm chung là mật độ úm gà con đông, cung cấp thiếu nước, máng nước khó uống đối với gà con. Nên có thể nguyên nhân thiếu nước dẫn tới gà con bị khô chân.


Khi gặp trường hợp này mà các bạn không thấy biểu hiện của bệnh gì khác ở gà con thì có thể do thiếu nước uống, nếu thấy một số con uống nước theo kiểu rất khát thì nên chú ý bố trí lại mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi chuồng úm, bố trí lại máng uống cho hợp lý hơn. Vào mùa khô, nắng nóng cần tăng thêm độ ẩm trong chuồng nuôi bằng cách sử dụng vòi xịt tạo hơi nước, giữ cho gà không bị mất nước nhanh.
Gà bị khô chân khi trưởng thành


Khi gà trưởng thành trên 1kg và có triệu trứng bị khô chân thì người chăn nuôi cần chú ý đến vấn đề gà đang bị mất nước. Rất có thể gà đang mắc bệnh gì đó mới dẫn tới khô chân, và bệnh này gây mất nước ở gà. Một số bệnh có thể liên quan tới là bệnh thương hàn (ỉa chảy gây mất nước), bệnh newcastle (bệnh gà rù), …
Người chăn nuôi cần chú ý đến các triệu khác kèm theo như gà có ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy phân trắng, xù lông hay không. Bởi từ đó mới chuẩn đoán gà bị bệnh gì mới có thể chữa đúng bệnh. Tránh tình trạng chỉ tập trung vào một triệu trứng mà bỏ qua các triệu trứng khác sẽ dẫn tới xử lý không đúng bệnh, gà càng nhanh chết.
Cách chữa trị gà bị khô chân

Như tôi đã trình bày ở trên, nếu gà con bị khô chân thì chỉ cần xem lại cách chăm sóc gà con, cho uống đủ nước là được. Còn với gà to thì phải xem xét đầy đủ các triệu trứng kèm theo để phát hiện đúng bệnh.

Trước tiên cần phải cách ly những con có triệu trứng của bệnh (bệnh gì cũng phải cách ly) để tiện theo dõi và trữa trị.
Cần làm vệ sinh tổng thể chuồng trại, dọn sạch chất độn cũ, khử trùng chuồng nuôi và sử dụng chất độn mới.
Cho những con khỏe mạnh ăn uống đầy đủ, sử dụng kháng sinh Enroseptyl-L.A và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà.
Những con gà có triệu trứng lạ cần theo dõi kỹ hơn, sử dụng kháng sinh và chất điện giải giúp gà khỏe mạnh hơn.
Dùng Dizavit-plus, 2g/1 lít nước, liên tục 5 ngày đêm. Kết hợp cho uống một trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col (1g/1 lít nước uống) hoặc Pharcolivet (10g/2,5 lít nước uống), liên tục 5 ngày đêm để khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
Khi bệnh có xu hướng nặng hơn thì cần ghi lại tất cả các triệu trứng khác để chữa bệnh phù hợp vì chân khô chỉ là một triệu trứng nhỏ của bệnh khác.
Tìm hiểu thêm các loại bệnh khác để có thêm kiến thức chăn nuôi, phát hiện đúng bệnh mới chữa khỏi bệnh.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Hướng dẫn bà con làm thế nào để giữ ấm cho gà trong những ngày giá lạnh mùa đông

Nuôi trang trại gà có rất nhiều vấn đề phải quan tâm như bệnh tật, thức ăn, chuồng trại, ...và cách giữ ấm cho gà trong những ngày đông cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả trang trại gà.
Thời tiết lạnh như những ngày vừa qua đã làm cho người chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại nặng nề do số lượng gia cầm chết tăng mạnh vì nhiệt độ giảm sâu. Khu vực Hà Nội đã giảm xuống dưới 6oC, các tỉnh miền bắc khu vực vùng núi đã giảm sâu tới 0oC làm cho gia súc gia cầm như trâu bò lợn gà, vịt, chim bồ câu….chết hàng loạt.

Sắp đến tết là thời điểm thu hoạch của chăn nuôi mà lại bị ảnh hưởng nặng nề của thời tiết thì quả thật rất đắng lòng. Các bạn chăn nuôi gà, vịt, chim bồ câu…..cần sử dụng các biện pháp giữ ấm cho gà, vịt, gia cầm như sau:

 - Quây kín chuồng trại ở mọi phía để tránh gió lùa, tránh lạnh. Chuồng trại nên được ngăn ra làm nhiều ô nhỏ sẽ thuận tiện cho việc làm ấm, tránh để chung trong một chuồng lớn sẽ khó để sưởi ấm cho gà, vịt, chim…
 - Sử dụng các biện pháp sưởi ấm cần thiết để tạo ấm như đốt củi, chấu, rơm rạ, nguồn nguyên liệu tận dụng có sẵn. Cần chú ý là phải tránh ngạt cho gia cầm, khói sinh ra phải được đưa qua đường ống xả khói ra ngoài, chỉ cần tỏa nhiệt để sưởi ấm cho gà.
  - Đơn giản nhất là chúng ta sử dụng bóng đèn sợi đốt hoặc bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho gà. Khi sử dụng bóng sợi đốt vào ban đêm thì nên che bớt ánh sáng cho gà dễ ngủ, đảm bảo sức khỏe của gà. Nhất là với gà con sức khỏe còn kém nên đặc biệt chú ý đến chăm sóc gà con.
Và cũng cần chú ý giữ ấm xung quanh cho máy ấp trứng để đảm bảo nhiệt độ ấp được ổn định, khi đó tỉ lệ nở mới ổn định. Nhiều khách hàng để máy chỗ lạnh thông thống gió cứ thắc mắc sao máy không lên đủ nhiệt, khi thời tiết lạnh như hiện nay thì bắt buộc phải giữ ấm cho môi trường xung quanh máy, các bạn có thể bọc thêm xốp cách nhiệt, phủ chăn ….khi thời tiết xuống quá thấp thì chúng ta phải làm như vậy.

Ngoài ra các bạn cũng cần chú ý đến thức ăn nước uống cho gà, thức ăn phải luôn có sẵn để gà ăn liên tục, nước uống nên sử dụng nước ấm để tránh gà bị lạnh khi uống nước, giúp sức khỏe của gà được ổn định trong thời tiết giá rét.

Tìm hiểu thêm về giống gà quý hiếm có giá trị kinh tế cao Ayam cemani

Đất nước Việt Nam có rất nhiều loại gà có giá trị kinh tế cao đặc biệt về chất lượng thịt không thể chê nếu thưởng thức loại gà chăn thả hay còn gọi là gà đồi. Tuy nhiên, hôm nay công ty chúng tôi muốn giới thiệu đến bà con loại gà lại độc đáo và cực kì quý hiếm - Ayam cemani.

Những con gà này màu sắc không có gì đặc biệt ngoài một màu đen tuyền sẫm với bộ lông mượt mà. Kể cả chân, móng vuốt, mồng gà, mõ, lưỡi đều là một màu đen.
Ông Paul Bradshaw là một người chăn nôi trang trại gà ở Florida.

Trang trại chăn nuôi của ông đặc biệt hơn các trại khác, bởi vì ông đã nhân giống thành công loại gà Ayam Cemani, loại giống này có nguồn gốc từ Indonesia.
Nó được nhập khẩu vào châu Âu năm 1998 bởi một người thủy thủ Hà Lan.

Những con gà này màu sắc không có gì đặc biệt ngoài một màu đen tuyền sẫm với bộ lông mượt mà. Kể cả chân, móng vuốt, mồng gà, mõ, lưỡi đều là một màu đen.

Trọng lượng của con trống từ 2 - 2,5kg và gà mái từ 1,5 – 2kg.
Thế nhưng, hình dáng bề ngoài của nó đánh bật giá trị của loài gà này lên đến 2.500 USD (tương đương 52 triệu đồng).

Xu hướng thay đổi của ngành chăn nuôi ở Việt Nam trong thời gian tới

Song hành với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp chế biến thịt đang ngày càng chiếm ưu thế. Nhờ áp dụng được nhiều thành tựu kỹ thuật cũng như đầu óc tính toán của nhà kinh tế đã đưa ngành chăn nuôi Việt Nam có bước nhảy vọt trong thời gian qua và chắc chắn sự thay đổi sẽ duy trì trong thời gian tới. 
Khi mà nền kinh tế chưa hội nhập, người chăn nuôi gà luôn có thị trường tốt, do đó chăn nuôi quy mô lớn luôn là xu hướng phát triển tốt. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bước vào hội nhập bắt đầu từ năm 2015 thì ngành chăn nuôi trong nước chịu sức ép rất lớn từ vấn đề cạnh tranh giá cả trên thị trường, đây là một thách thức rất lớn đối với ngành chăn nuôi nước ta.
Trong những năm vừa qua khi mà ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong đầu ra, cạnh tranh cao, giá gà thịt giảm mạnh ….có thể nói trong cơ cấu chăn nuôi nước ta đã có sự thay đổi nhanh chóng để phù hợp với thị trường hiện nay
Ngành chăn nuôi bao quát chung từ chăn nuôi nhỏ lẻ tới quy mô lớn. Nước ta có truyền thống chăn nuôi hộ gia đình từ thời xa xưa vì đây là đất nước phát triển từ nền nông nghiệp chăn nuôi, chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh con gà con vịt với từng người dân, do đó khi phát triển chăn nuôi hộ gia đình luôn dễ dàng và thuận lợi hơn, đầu ra không gặp nhiều khó khăn.
Nhiều người thấy rằng chăn nuôi nhỏ thuận lợi nên đã đầu tư phát triển quy mô lớn, có nhiều người cẩn thận phát triển từ từ nhưng cũng có nhiều người đầu tư quá đà nên đã gặp rất nhiều khó khăn và dẫn tới phá sản. ở các quy mô khác nhau sẽ có những khó khăn và thách thức khác nhau, dó đó muốn phát triển bền vững cần phải tìm hiểu thật kỹ, học hỏi kinh nghiệm, đi tham khảo ở các khu vực khác, mở rộng dần dần để tìm hiểu đầu ra thế nào, tiêu thụ trong vùng và trong nước ra sao…làm như vậy mới mong phát triển bền vững được

Trong năm 2015 và những năm tới khi mà nền kinh tế hội nhập trong khu vực thì ngành chăn nuôi sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn, phải đối đầu với lượng hàng hóa nhập khẩu tràn lan, nhất là ngành chăn nuôi luôn phải chịu sức ép lớn do giá cao hơn hàng ngoại nhập. Cũng bởi ngành chăn nuôi nước ta kém phát triển hơn, chi phí đầu vào lớn, chi phí phụ cao nên giá thành luôn cao hơn.

Nhưng chúng ta luôn có lợi thế đó là người tiêu dùng trong nước vẫn ưa thích gà thịt chăn thả tự nhiên, chất lượng thịt luôn cao hơn và thơm ngon hơn hàng ngoại nhập. Do vậy, để đối phó với tình hình kinh tế cạnh tranh cao như hiện nay thì cách thức chăn nuôi truyền thống là rất phù hợp, chăn nuôi gà hộ gia đình luôn là phương án cứu cánh cho ngành chăn nuôi nước ta.



Một minh chứng rất rõ ràng cho xu hướng phát triển chăn nuôi là khách hàng mua máy ấp trứng gà mini đã tăng rất mạnh trong năm qua, các dòng máy ấp nhỏ như máy ấp 300 trứng, hay máy ấp 500 trứng được khách hàng ưa chuộng, người chăn nuôi muốn tự sản xuất con giống để đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như giảm chi phí. Đây chính là tín hiệu đáng mừng cho chăn nuôi trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của gà công nghiệp nước ngoài. Với 20 nghìn đồng cho 1 kg đùi gà mỹ thì chúng ta không thể nào cạnh tranh được, và theo tôi thì việc cạnh tranh giảm giá luôn phương án sai lầm vì nó sẽ giết chết những người chăn nuôi chân chính.